NHỮNG LỖI THƯỜNG MẮC CỦA TÀI KHOẢN
- Chưa có phân định rõ ràng trách nhiệm đòi tiền khách hàng là trách nhiệm của kế toán phải thu khách hàng hay của nhân viên kinh doanh.
- Chưa có sổ chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu.
- Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau.
- Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, không chặt chẽ: chưa có quy định về số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán…
- Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểm lập Báo cáo tài chính hoặc bất cứ thời gian nào.
- Chênh lệch biên bản đối chiếu công nợ phải thu khách hàng và sổ kế toán chi tiết phải thu khách hàng chưa được xử lý.(tức vẫn để chênh lệch mà không điều chỉnh)
- Chênh lệch giữa Tổng sổ chi tiết phải khách hàng và sổ cái phải thu khách hàng với khoản mục phải thu khách hàng trên Bảng cân đối kế toán.
- Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải thu khách hàng, hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất phải thu thương mại vào TK131.
- Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu xuất kho hay theo biên bản bàn giao hàng hóa, do đó đối chiếu công nợ không khớp số giữa khách hàng và Công ty.
- Hạch toán giảm công nợ phải thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ (thiếu chứng từ)
- Ghi nhận các khoản người mua trả tiền trước không có chứng từ hợp lệ.Những khách hàng có mối quan hệ kinh tế lâu dài, nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giữa
hai bên.
- Ghi nhận tăng phải thu không phù hợp với ghi nhận tăng doanh thu. Công tác luân chuyển chứng từ từ bộ phận kho lên phòng kế toán chậm nên hạch toán phải thu khi bán hàng không có chứng từ kho như phiếu xuất hàng…
- Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền lớn, không quy định thời hạn nộp lại nên bị nhân viên chiếm dụng vốn, hoặc biển thủ.
- Nhiều khoản công nợ phải thu quá hạn thanh toán, không rõ đối tượng, tồn đọng từ nhiều năm nhưng chưa xử lý.
- Cuối kỳ kế toán (tức là cuối năm) chưa đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ.
- Không phân loại tuổi nợ, không có chính sách thu hồi=> Dẫn đến quản lý nợ không hiệu quả.
- Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ theo quy định. Không theo dõi nợ khó đòi đã xử lý.
- Không hạch toán lãi thanh toán nợ quá hạn (Tức khách hàng nợ quá hạn và tính toán khoản lãi phải thu nhưng không hạch toán)
- Chưa tiến hành phân loại các khoản phải thu theo quy định mới: phân loại dài hạn và ngắn hạn.
- Hạch toán phải thu không đúng kì, khách hàng đã trả nhưng chưa hạch toán.
- Theo dõi khoản thu các đại lý về lãi trả chậm do vượt mức dư nợ nhưng chưa xác định chi tiết từng đối tượng để có biện pháp thu hồi.
- Chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng trích thiếu hoặc trích thừa, vượt quá tỉ lệ cho phép (Hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định).
- Không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi và thu thập đầy đủ hồ sơ các khoản nợ đã xóa nợ cho người mua.
- Cuối kì (tức là cuối năm)chưa tiến hành đánh giá lại để hoàn nhập dự phòng hay trích thêm.
Tác giả: Hải Bùi
Hãy là người đẹp trai từ những câu nói.